Kết quả tìm kiếm cho "Ghế nóng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1761
Tháng 3 khép lại để chào đón mùa hè rực rỡ, bầu trời cao và xanh hơn, nắng gắt trải khắp các cung đường rợp sắc hoa. Những khoảnh khắc đẹp này chỉ hiện hữu trong thời gian ngắn, nhưng cũng đủ để lòng người thêm yêu đời, tràn đầy năng lượng. Đâu đó những ký ức tuổi thơ lại ùa về, được nhiều người ôn lại, với những trò chơi, những món ngon dân dã… vương vấn mãi.
Nhiều ngọn núi vùng Thất Sơn khó đi trắc trở được sơn dân hùn vốn, hiến đất mở đường thẳng tắp, xe cộ chở hàng nông sản và khách tham quan, du lịch lên xuống núi thuận lợi.
Việc phát triển các thư viện số đang trở thành mục tiêu của nhiều trường học trên cả nước nhằm đa dạng hóa nguồn tài liệu đọc cũng như nâng cao năng lực số cho học sinh.
Là loại cây đặc trưng của vùng Bảy Núi (An Giang), thốt nốt đã trở thành biểu tượng cho mảnh đất anh hùng này. Với người dân địa phương, thốt nốt gắn bó như người bạn thâm niên. Với du khách gần xa, thốt nốt mang vẻ đẹp rất riêng và để lại ấn tượng khó quên.
Nếu là người thích những chuyến phiêu lưu, ít nhất một lần bạn nên về thăm vùng Bảy Núi (An Giang) trong mùa nắng. Bởi lẽ, bên cạnh sự khắc nghiệt của thời tiết, vùng đất này vẫn chứa đựng nét đẹp riêng trong mùa khô, khi người dân tất bật chuẩn bị mùa gieo hạt.
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, vai trò của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế ngày càng được khẳng định. Nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy tiềm năng, khởi nghiệp và phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thoại Sơn đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả.
Vẫn giữ chủ đề “Việt Nam-Đi để yêu”, nhưng Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành có thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Đó là hoạt động kích cầu du lịch chú trọng vào việc gia tăng trải nghiệm, lợi ích cho du khách, để khách càng yêu đất nước, con người Việt Nam sau mỗi chuyến đi.
Từ các khe suối chảy róc rách trong mùa mưa, theo thời gian, nhiều thung lũng ở vùng Bảy Núi tích trữ thành “hồ nước trời” rộng lớn. Hiện nay, những hồ này được Nhà nước xây dựng kiên cố, tích nước giải khát mùa khô, phòng cháy, chữa cháy rừng rất hiệu quả.
Cái nắng ban trưa chiếu xuống những cánh đồng lúa vàng óng, những chiếc máy gặt đập liên hợp chạy hối hả trên đồng. Cặp dòng kênh, nhiều chiếc ghe chành mũi đỏ đậu san sát nhau chờ cân lúa, thu mua rơm, tạo nên không khí ngày mùa nhộn nhịp trên đồng.
Kon Tum là tỉnh ở phía Bắc Tây Nguyên, hạ tầng kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn nhưng du lịch đã có những bứt phá đáng kể.
Hơn 20 công đất của ông Nguyễn Văn Dũng (50 tuổi, ngụ xã Vĩnh Châu, TP. Châu Đốc) mang nặng vị phèn, nên trồng lúa “không có ăn”. Được địa phương khuyến khích “bỏ lúa, trồng vườn”, ông chuyển sang trồng xoài Đài Loan. Xoài rớt giá, ông loay hoay tìm hướng đi khác, trăn trở mãi về loại cây trồng “thuận phèn”.
Lợi thế của tỉnh nông nghiệp không chỉ có lượng nông sản phong phú, mà cảnh quan và môi trường sống ở các vùng nông thôn cũng là tài nguyên đặc sắc để phát triển du lịch (DL). Hình thức trải nghiệm luôn đem đến cảm giác thú vị, thu hút du khách, nhất là khách nước ngoài đến với các mô hình nông nghiệp, làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, thực tế nguồn tài nguyên này vẫn chưa được khai thác hiệu quả và tận dụng hết giá trị.